Đóng bảo hiểm xã hội 30- 35 năm, hưởng lương hưu 75%

Cách tính lương hưu mới nhất theo Luật Bảo hiểm xã hội đã được Quốc hội thông qua, để được hưởng mức lương hưu trí 75% thì số năm đóng BHXH của người lao động sẽ tăng lên.


Cán bộ hưu trí nhận lương hưu tại Bưu điện Sóc Trăng - Ảnh: Đình Tuyển
Cán bộ hưu trí nhận lương hưu tại Bưu điện Sóc Trăng. Ảnh: Đình Tuyển (Báo Thanh niên)

Cụ thể, cách tính lương hưu mới nhất theo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua cuối năm 2014như sau:

Người nghỉ hưu năm 2018 cần đóng BHXH trong 16 năm, năm 2019 cần 17 năm, năm 2020 cần 18 năm, 2021 cần 19 năm, từ năm 2022 trở đi cần 20 năm.

Người lao động nữ để được hưởng mức lương hưu 45% cần đóng BHXH trong 15 năm.

Mỗi năm đóng BHXH, người lao động (cả nam và nữ) được cộng thêm 2%, nhưng mức lương hưu tối đa bằng 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.Như vậy, để được hưởng mức tối đa 75%, lao động nam phải đóng BHXH 35 năm và nữ đóng 30 năm.

Công thức tính lương hưu cũ theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006: người lao động có 15 năm đóng BHXH sẽ có mức lương hưu được tính bằng 45% mức lương bình quân đóng BHXH và sau đó cứ mỗi năm đóng BHXH thì lao động nam được cộng thêm 2% và nữ cộng thêm 3%. Mức hưởng tối đa là 75%.

Mức bình quân lương hằng tháng để tính lương hưu của khu vực công cũng được điều chỉnh theo lộ trình.

Theo BHXH Việt Nam, lộ trình này nhằm tiến tới thực hiện tính bình quân chung của cả quá trình đóng, bảo đảm bình đẳng giữa khu vực trong và ngoài nhà nước. Cụ thể như sau: