Startup được đầu tư 1,4 tỷ đồng sau 6 lần khởi nghiệp thất bại

Dù lần đầu tiên làm “cá mập” nhưng “shark” Khoa cũng đã chọn cho mình được ngay dự án phù hợp để rót tiền. Không chỉ thế, tập 3 cũng là lần đầu tiên có đến 2 dự án gọi vốn thành công.

Thương vụ số 1: Dịch vụ Hoa 7 ngày

Xuất thân làm công nghệ thông tin, Tuấn khởi nghiệp 6 lần thất bại. Lần thứ 7, Tuấn rẽ sang mở dự án Hoa 7 Ngày để khai thác thị trường hoa định kỳ cho gia đình và văn phòng. Tuấn thật tình cho biết đã đầu tư 700 triệu đồng và lỗ 350 triệu đồng chưa gồm lương cho bản thân. Dự án hiện vẫn lỗ nên mọi chi tiêu trong nhà do vợ đảm đương còn anh thì phải làm thêm cho các dự án công nghệ để lấy tiền nuôi Hoa 7 Ngày.

Startup được đầu tư 1,4 tỷ đồng sau 6 lần khởi nghiệp thất bại - 1

Tương tự các startup đi trước, Tuấn đưa ra một lộ trình phát triển đến doanh thu hàng trăm tỷ trong một thị trường có quy mô hàng nghìn tỷ để gọi 1,4 tỷ đồng cho 25% cổ phần. Tất nhiên, với kinh nghiệm quá dày dặn, các “cá mập” không hề lóa mắt và còn thẳng thắn chỉ ra điểm chưa thuyết phục của dự án. Hai “shark” mở cách cửa cơ hội cho Tuấn là “chuyên gia bán hoa” Lê Đăng Khoa và ông chủ Sunhouse Trần Xuân Phú.

Không mấy “mặn mà” với sản phẩm nhưng khi nghe câu chuyện khởi nghiệp thất bại 6 lần của Tuấn, Shark Phú cho anh cơ hội với đề nghị gói đầu tư 1,4 tỷ cho 50% cổ phần nhưng phải phân kỳ đầu tư để đảm bảo an toàn. Với kinh nghiệm dày dặn trong ngành kinh doanh hoa, “shark” Khoa không tiếc lời “vùi hoa dập liễu” dự án của Tuấn nhưng vẫn đồng ý rót 1,4 tỷ cho 35% cổ phần. Kết cuộc không khó đoán, với lợi thế am hiểu kinh doanh sẵn có và mức đòi hỏi cổ phần thấp, chàng founder Hoa 7 Ngày quyết định chọn “shark” Khoa.

Dù lần đầu tiên làm “cá mập” nhưng “shark” Khoa cũng đã chọn cho mình được ngay dự án phù hợp để rót tiền.

Thương vụ số 2: Đồ ngủ Emwear

Với màn giới thiệu rõ ràng về tình hình kinh doanh, tài chính cùng với 2 người mẫu trình diễn đồ ngủ, Nguyễn Thùy Trang, founder của Emwear, khiến 4 Shark phải tranh giành quyết liệt. Thùy Trang đến Shark Tank với mong muốn kêu gọi 1,150 tỷ đồng cho 20% cổ phần cho dự án sản xuất đồ mặc nhà dành cho nữ.

Startup được đầu tư 1,4 tỷ đồng sau 6 lần khởi nghiệp thất bại - 2

Với số vốn ban đầu chỉ 40 triệu đồng, doanh thu 3 tháng gần nhất của Trang đã đạt 840 triệu đồng. Tăng trưởng mỗi tháng của Emwear lên đến 54%. “Shark” nữ duy nhất chương trình tuyên bố không đầu tư vì chưa nhìn ra điểm nổi bật của sản phẩm không làm tình hình bớt căng thẳng. Thậm chí, lần đầu tiên trong 3 tập phát sóng, các “shark” trực diện “hạ bệ” nhau để thuyết phục startup.

Trong khi “shark” Phú dở “chiêu cũ” là nếu dự án không thành công Thùy Trang phải đầu quân thì “shark” Khoa hào phóng đề nghị một gói 2,3 tỷ cho 40% cổ phần mà không cần ràng buộc. “Cá mập” trẻ tuổi cũng tranh thủ cơ hội để “cướp diễn đàn” và giới thiệu hàng loạt thế mạnh trong các ngành dịch vụ anh đang kinh doanh, với trọng tâm đều phục vụ phụ nữ nhằm thyết phục Thùy Trang.

Tuyên bố phụ nữ thường thích đàn ông nói ít làm nhiều như có ý “đá đểu” Đăng Khoa, “shark” Vương đề nghị một gói đầu tư 2 tỷ cho 25%. Không từ bỏ cơ hội, hai “cá mập” Nguyễn Xuân Phú và Phạm Thanh Hưng quyết định “liên minh” để đưa ra suất đầu tư 2 tỷ cho 22,5% cổ phần. Diễn biến mới khiến “cá mập” Đăng Khoa buộc lòng giảm đòi hỏi xuống mức 2,3 tỷ cho 35% cổ phần.

Startup được đầu tư 1,4 tỷ đồng sau 6 lần khởi nghiệp thất bại - 3

Phân vân khi các nam “cá mập” tranh nhau giành giật đầu tư, Thùy Trang quyết định hội ý cùng mentor và đi đến quyết định chọn shark Vương để gửi gắm ước mơ mở rộng kinh doanh.

Thương vụ số 3: Đệ nhất Thanh Long

Xuất hiện ấn tượng với phong cách cổ trang, Lâm Hoàng Nam - founder startup Đệ Nhất Thanh Long mời 5 nhà đầu tư uống thử nước thanh long lên men mà theo anh là được sản xuất bằng công nghệ hiện đại được nhập từ Mỹ. Tuy nhiên, không như chàng trai này kỳ vọng, các “shark” tỏ vẻ không đánh giá cao về sản phẩm. Shark Hưng “bó tay” để biết nước uống làm từ loại trái cây nào.

Startup được đầu tư 1,4 tỷ đồng sau 6 lần khởi nghiệp thất bại - 4

“Shark” trẻ nhất nhóm Lê Đăng Khoa lần đầu đến với chương trình một phen tá hỏa vì Hoàng Nam tiết lộ nước uống được làm từ thanh long phế phẩm. Hai vị “shark” Nguyễn Xuân Phú và Trần Anh Vương cũng bất ngờ khi được biết sản phẩm chưa thương mại hóa vì chẳng có chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm. Thậm chí startup mới hoạt động được 3 tháng thì đã tạm dừng 6 tháng.

Startup được đầu tư 1,4 tỷ đồng sau 6 lần khởi nghiệp thất bại - 5

Đề nghị 5 tỷ cho 25% cổ phần cùng những lời phân tích “có cánh” cho công nghệ sản xuất gọi là “vật lý ứng dụng” nhưng Lâm Hoàng Nam vẫn không có đủ cơ sơ để thuyết phục bất kỳ “cá mập” nào. “Shark” Phú tuyên bố dự án chưa có tính khả thi do chưa có sản phẩm thương mại hóa và thị trường tiêu thụ. Shark Linh, Phú và Khoa cho rằng sản phẩm không có gì đặc biệt trong vô vàng thức uống trái cây lên men trên thị trường. Thậm chí “shark” Vương còn thẳng thắn tuyên bố dự án quá “phiêu” và không có tính thực tế.

Startup được đầu tư 1,4 tỷ đồng sau 6 lần khởi nghiệp thất bại - 6

Qua 3 tập phát sóng của Shark Tank, có thể nhận thấy ngọn lửa của các start-up vẫn cháy rất mãnh liệt, dù thành công hay thất bại thì người chơi và khán giả của Shark Tank đều có cho mình những bài học, kinh nghiệm bổ ích như câu khẩu hiệu “Giới trẻ đừng ngại khó, đã có MYCAFE lo” của MyCafé – nhà tài trợ chính đồng hành cùng chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ.

Shark Tank Việt Nam – Thương Vụ Bạc Tỷ là chương trình thực tế về đầu tư khởi nghiệp được phát sóng lúc 11h10 thứ 7 hàng tuần trên kênh VTV3.

Thông tin thêm truy cập Fanfage: #sharktankvietnam; website:sharktankvietnam.com.vn

Link tập 3. Xem tại đây

MYCAFE – Café Matcha là thương hiệu Nhật Bản, sản phẩm của công ty Suntory Pepsico Việt Nam. Được giới thiệu tại thị trường Việt Nam vào tháng 5 năm 2017 với hương vị cà phê sữa Matcha dạng đóng lon, MYCAFE mong muốn mang lại sự phá cách cho thị trường cà phê và phục vụ nhóm khách hàng trẻ tuổi

Hiểu được tâm lý khẳng định bản thân, khao khát thành công theo cách riêng nhưng chưa có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, MYCAFE mong muốn trở thành người đồng hành cho giới trẻ Việt Nam thông qua các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, tài trợ các cuộc thi, chương trình huấn luyện kỹ năng và kiến thức sinh viên.